VÒNG BẠC ĐEO TAY KHẮC BÁT NHÃ TÂM KINH, OM MANI PADME HUM VÀ CHỮ VẠN
Thông tin sản phẩm
Giới thiệu
Tags
VÒNG BẠC ĐEO TAY KHẮC BÁT NHÃ TÂM KINH, OM MANI PADME HUM VÀ CHỮ VẠN
THÔNG TIN SẢN PHẨM :
Tên sản phẩm : Vòng Bạc Đeo Tay Khắc Bát Nhã Tâm Kinh, Om Mani Padme Hum Và Chữ Vạn
Mã sản phẩm : TD 198
Chất liệu : Bạc S999 nguyên chất
Kích thước : đường kính trong 55 mm ; dày 10 mm
Trọng lượng : 38 g
Quy trình sản xuất : Handmade(thủ công)
Phong cách : Tâm Linh Phật giáo ; Nepal / Tây Tạng
Ý NGHĨA :
Om Mani Padme Hum là một câu thần chú tiếng Phạn là câu thần chú nổi tiếng ở thế giới, được xem là thần chú cầu Quán Thế Âm Bồ Tát (Avalokiteshvara) và là thần chú quan trọng và lâu đời nhất của Phật giáo Tây Tạng, Nếu bạn đeo chú này trên thân, hoặc cột vào tay, có sức mạnh hàng phục yêu ma, hóa giải diệt trừ mọi tai nạn đem lại sự an lành và may mắn cho bạn, thành tựu các công việc.
Bát Nhã Tâm Kinh là do tất cả các Như Lai ba đời tu trì để chứng quả Giác ngộ tối thượng hay thành Phật. Câu cuối của kinh kinh này là bài chú Bát Nhã Phật Mẫu là một Tôn rất lớn, đích thực là mẹ của Phật. Hết thảy Phật hiển lộ đạt đến cực điểm là từ nơi mà Bát Nhã Phật Mẫu đã sinh ra
Theo Đại Trí Độ Luận nói rằng: "Bát Nhã Ba La Mật là mẹ của chư Phật. Trong cha mẹ thì công của mẹ rất nặng, thế nên Phật dùng Bát Nhã làm mẹ”. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khi ở trong đời, nói Kinh Đại Bát Nhã. Phần rút gọn của Kinh Đại Bát Nhã là Kinh Kim Cương. Kinh Kim Cương lại rút gọn thành Tâm Kinh. Bởi thế Kinh Đại Bát Nhã, Kinh Kim Cương, Tâm Kinh… thật ra là sự trình bày của một hệ. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni hai lần chuyển bánh xe Pháp đều là Pháp Môn Bát Nhã. Điều này cũng là Phật Mẫu sinh ra tất cả chư Phật. Do đó Pháp Lực của Ngài là to lớn phi thường, ban cho Trí Tuệ vô cùng vô tận. Cho nên khi bạn đeo trì niệm Bát Nhã Tâm Kinh thì sẽ tự nương vào Phật hiển thị sức mạnh và trí tuệ, có năng lực tiêu trừ mọi khổ đau, bạn sẽ được an lạc.
Chữ Vạn là một biểu tượng chữ thập với bốn góc vuông về góc phải và hướng sang bên phải, có hướng các đầu mút xoay ngược chiều kim đồng hồ (đường đi rẽ phải). Tên gọi svastika (gồm chữ sv và asti ghép lại) hiểu theo tiếng Phạn có nghĩa là "phúc lộc, an khang, thành công thịnh vượng". Biểu tượng chữ Vạn của Ấn Độ Giáo, đôi khi còn được trang trí thêm các chấm tròn ở các góc một phần tư.
Đây là biểu tượng của sự may mắn, đã từng xuất hiện lần đầu khoảng 16.000 đến 14.000 trước công nguyên. Biểu tượng này được lấy ý tưởng từ việc quan sát vũ trụ, hệ mặt trời, nó thể hiện nơi phát sinh ra nguồn sống vô tận, và sự vĩnh hằng. Trong tín ngưỡng Ấn Độ Giáo,chữ Vạn được đồng hóa với thần Vishnu và được liên kết với thần Shiva và việc thờ rắn thần Nagar
Chữ Vạn là một trong ba mươi hai tướng tốt của Phật, vị trí trên ngực. Nó biểu thị công đức vô lượng của Phật. Chữ Vạn là phù hiệu, không phải là chữ viết. Viết xoay bên trái hay bên phải đều được, tuy rằng có một số nhà Phật học tranh luận nhau về hướng xoay của phù hiệu này.