Tên sản phẩm : Mặt Dây Chuyền Khắc Om Mani Padme Hum Và Chữ Vạn
Mã sản phẩm : TD 66B
Chất liệu :Bạc S925 nguyên chất
Kích thước : dài 29 mm ; rộng 24 mm ; lỗ 3 mm
Trọng lượng : 4,7 g
Quy trình sản xuất : Handmade(thủ công) mạ bạch kim
Phong cách : Tâm Linh Phật giáo ; Nepal / Tây Tạng
Ý NGHĨA :
1.Ý NGHĨA CÂU THẦN CHÚ OM MANI PADME HUM :
Om Mani Padme Hum là một câu thần chú tiếng Phạn, được xem là thần chú cầu Quán Thế Âm Bồ Tát (Avalokiteshvara) và là thần chú quan trọng và lâu đời nhất của Phật giáo Tây Tạng, Nếu ai đeo chú này trên thân, hoặc cột vào tay, có sức mạnh hàng phục yêu ma, hóa giải diệt trừ mọi tai nạn đem lại sự an lành và may mắn cho bạn.
Kinh Trang Nghiêm Bảo Vương nói:Khi bấy giờ đức Quán Tự Tại Bồ Tát nói Thần chú Ðại Minh này, bốn đại bộ châu và cung điện của các cõi trời, thảy đều rung động, nước bốn biển lớn, nổi sóng ào ạt. Hết thảy các ma làm việc chướng ngại đều sợ hãi chạy trốn tản mất.
Phật bảo Trừ Cái Chướng Bồ Tát rằng: Sáu chữ Ðại Minh Ðà Ra Ni này khó được gặp gỡ, nếu có người nào được sáu chữ Ðại Minh Vương đây, thì người đó tham, sân, si, độc không thể nhiễm ô. Nếu đeo mang trì giữ nơi thân, người đó cũng không nhiễm trước bịnh ba độc. Chơn ngôn này vô lượng tương ưng, với các Như Lai mà còn khó biết, huống gì Bồ Tát làm thế nào biết được.
Nếu bạn đeo trì chú này cũng như đồng thấy thân Kim Cang của Như Lai. Và bạn hay niệm tụng, tức được vô tận biện tài, ngày ngày thường đủ sáu Ba la mật, viên mãn công đức. Ðây là chỗ bổn tâm vi diệu của Quán Tự Tại Bồ Tát. Nếu người nào thường hay thọ trì chú Ðại Minh này, khi đang trì tụng có 99 căn già hà sa số Như Lai tập hội, lại có vi trần số Bồ Tát tập hội, lại có vô số Thiên Long, Bát Bộ đến để hộ vệ người ấy. Người trì tụng Thần chú này bảy đời dòng họ đều sẽ được giải thoát, trong bụng có các loài trùng sẽ được địa vị bất thoái chuyển của Bồ Tát. Tóm lại, Thần chú này khi bạn đeo trên người sẽ đem lại an lành và tốt đẹp cho bạn trong cuộc sống.
2. Ý NGHĨA CHỮ VẠN
Chữ Vạn là một biểu tượng chữ thập với bốn góc vuông về góc phải và hướng sang bên phải, có hướng các đầu mút xoay ngược chiều kim đồng hồ (đường đi rẽ phải). Tên gọi svastika (gồm chữ sv và asti ghép lại) hiểu theo tiếng Phạn có nghĩa là "phúc lộc, an khang, thành công thịnh vượng". Biểu tượng chữ Vạn của Ấn Độ Giáo, đôi khi còn được trang trí thêm các chấm tròn ở các góc một phần tư.
Đây là biểu tượng của sự may mắn, đã từng xuất hiện lần đầu khoảng 16.000 đến 14.000 trước công nguyên. Biểu tượng này được lấy ý tưởng từ việc quan sát vũ trụ, hệ mặt trời, nó thể hiện nơi phát sinh ra nguồn sống vô tận, và sự vĩnh hằng. Trong tín ngưỡng Ấn Độ Giáo,chữ Vạn được đồng hóa với thần Vishnu và được liên kết với thần Shiva và việc thờ rắn thần Nagar
Chữ Vạn là một trong ba mươi hai tướng tốt của Phật, vị trí trên ngực. Nó biểu thị công đức vô lượng của Phật. Chữ Vạn là phù hiệu, không phải là chữ viết. Viết xoay bên trái hay bên phải đều được, tuy rằng có một số nhà Phật học tranh luận nhau về hướng xoay của phù hiệu này.